Các loại mũ bảo hiểm bị cấm | Tìm hiểu ngay để tránh mất tiền oan

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại mũ bảo hiểm khác nhau, vậy làm sao để lựa chọn được mũ chất lượng, các loại mũ bảo hiểm bị cấm là những mẫu nào? Hãy tìm hiểu thêm thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây cùng One Tech nhé.

Các loại mũ bảo hiểm bị cấm hiện nay ở Việt Nam

các loại mũ bảo hiểm bị cấm hiện nay

Theo Thông tư số 02/2014/TT-BKHCN, việc điều chỉnh Điều 2 Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, ngày 28 tháng 04 năm 2008, về việc thi hành “Quy định theo tiêu quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” như sau:

  • Điều 1. Sửa đổi Điều 2 Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN, ngày 28/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành và thực hiện “Quy định tiêu chuẩn quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi xe gắn máy, xe mô tô, xe máy” như sau:
  • Điều 2. Các loại mũ bảo hiểm cho người đi xe gắn máy, xe mô tô, xe máy, xe đạp máy, xe máy điện, xe đạp điện và các loại xe tương tự (gọi tắt là “mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe máy”) sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu chỉ được phép lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận theo Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2008/BKHCN, được ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN, ngày 28/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

mẫu mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn

Dựa vào các điều trên ta có thể kết luận rằng tất cả những mũ không có chứng nhận hợp quy đều không được phép lưu thông trên thị trường. Hay nói cách khác, những mũ bảo hiểm không có chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2008/BKHCN, ban hành kèm theo QĐ số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28/04/2008 đều là các loại mũ bảo hiểm bị cấm hiện nay.

Cảnh sát giao thông có thể phạt những trường hợp sử dụng mũ không đạt chuẩn theo căn cứ luật và phạt từ 400.000 – 600.000VNĐ.

Tiêu chuẩn mũ bảo hiểm tốt là như thế nào

tiêu chuẩn của mũ bảo hiểm chất lượng

Các loại mũ bảo hiểm khi lưu thông. sử dụng trên thị trường cần có nhãn ghi nơi sản xuất, tên, địa chỉ sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối. Cùng với đó là các thông tin khác như: ngày, tháng, năm sản xuất, dấu công bố , tem đạt chuẩn,…Ngoài các thông tin quy định trên thì mũ cần phải ghi rõ “ Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” và dấu hợp quy CR.

Để phân biệt được như thế nào là mũ tốt, mũ đạt chuẩn thì ta có thể dựa vào các quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT, cụ thể:

Điều 3. Quy định về sử dụng và kinh doanh mũ bảo hiểm.

Mũ bảo hiểm dành cho người điều khiển, người ngồi trên xe gắn máy, xe mô tô, xe máy điện, xe đạp sử dụng khi tham gia giao thông. Mũ cần có đủ các tính năng như sau:

  • Có cấu tạo đầy đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ và quai cài. Kiểu dáng theo tiêu chuẩn, đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của thông tư liên tịch.
  • Mũ bảo hiểm đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn, công bố hợp quy theo kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN ban hành kèm theo QĐ số 04/2008/QĐ-BKHCN, được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.

>>> Tìm hiểu thêm: Các loại mũ bảo hiểm xe máy bền, đẹp, tốt

Câu hỏi thường gặp

Đội mũ bảo hiểm thời trang khi tham gia giao thông có bị phạt không?

bị xử phạt không khi dùng mũ bảo hiểm thời trang

Mũ nón bảo hiểm thời trang là các sản phẩm theo trend có hình thức bắt mắt nhưng vỏ mũ rất mỏng, nhiều mũ không có lót, không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn theo quy định. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các loại mũ với màu sắc xanh, đỏ, hồng, tím với các hình dán ngộ nghĩnh hoặc in các thương hiệu nổi tiếng như nike, adidas,..

Tuy nhiên theo pháp luật thì không quy định các loại mũ thời trang có bị phạt hay không bởi có rất rất nhiều các đơn vị sản xuất mũ bảo hiểm có chất lượng cao, hình thức bắt trend.

Bởi vậy, khi sử dụng mũ bảo hiểm thời trang cài quai đúng quy định, mũ có tem chứng nhận đạt chuẩn chất lượng thì hoàn toàn không bị phạt và ngược lại.

Đội mũ bảo hiểm 3 sọc có bị xử phạt không?

dùng mũ 3 sọc bị phạt tiền không

Câu trả lời là: Có. Cảnh sát giao thông hoàn toàn có thể đưa ra biên bản phạt theo quy định của pháp luật bởi những chiếc mũ này hoàn toàn không có tem kiểm định chất lượng, tem chứng nhận đạt tiêu chuẩn. Mũ bảo hiểm 3 sọc rất mỏng, thậm chí còn không có lót mũ nên khi va đập các mảnh vỡ đâm vào da đầu có thể gây chấn thương nặng hơn cho người sử dụng.

Trên đây là những thông tin để trả lời cho câu hỏi thường gặp đó là “Các loại mũ bảo hiểm bị cấm là loại nào?” Qua đây chúng tôi hy vọng đã giúp bạn có thêm những kiến thức để lựa chọn mũ bảo hiểm bảo vệ an toàn cho bản thân trong quá trình tham gia giao thông.

kệ để mũ bảo hiểm one tech

các mẫu kệ trưng bày mũ đẹp

Nếu bạn là một trong những nhà kinh doanh mũ bảo hiểm thì ngoài vấn đề nhập hàng đạt tiêu chuẩn, bạn cần lưu ý thêm cách bảo quản, cách sử dụng kệ trưng bày mũ sao cho bắt mắt, thu hút khách hàng.

Để biết thêm thông tin về kệ trưng bày nón bảo hiểm, kệ bày mũ bảo hiểm đẹp mắt, setup không gian trưng bày mũ bảo hiểm,….hãy liên hệ trực tiếp tới hotline của One Tech để được tư vấn và báo giá đầy đủ nhất về loại sản phẩm kệ trưng bày này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo