Bạn chưa có kinh nghiệm kinh doanh văn phòng phẩm vì mới bắt đầu kinh doanh. Bạn đang băn khoăn không biết lợi nhuận khi tham gia ra sao, có ổn định không? Cũng chưa chuẩn bị tâm lý mở hiệu sách hiệu quả?. Bạn hãy tìm nguồn tổng hợp những kiến thức về kinh doanh nhà sách văn phòng phẩm? Tất cả sẽ được tóm gọn ở ngay bên dưới bài viết này.

Kinh doanh văn phòng phẩm có mang về lợi nhuận cao không?
Có thể đánh giá lợi nhuận từ việc kinh doanh và mở cửa hàng văn phòng phẩm là không hề nhỏ, vì đây là lĩnh vực được chú trọng trong tương lai, đặc biệt có liên quan đến lĩnh vực giáo dục. Nếu bạn kinh doanh muốn lợi nhuận cao thì nên tập trung vào các mặt hàng giáo dục thông minh. Chưa dừng lại ở đó, nhu cầu dùng văn phòng phẩm nói riêng của các trường học, công ty và doanh nghiệp ngày càng gia tăng.
Lợi nhuận từ mở cửa hàng văn phòng phẩm được cho là khả quan bởi các bậc phụ huynh luôn chú trọng đầu tư trang thiết bị để con em mình học tập và rèn luyện tư duy. Bên cạnh đó, văn phòng phẩm cũng ngày càng được đầu tư và mẫu mã phong phú hơn. Nhu cầu sử dụng của dân văn phòng nói riêng và tất cả các doanh nghiệp, công ty, trường học nói chung cũng ngày càng gia tăng theo thời gian.

Những chi phí cần lưu ý khi kinh doanh văn phòng phẩm
Số vốn cần chuẩn bị bao nhiêu để mở bán văn phòng phẩm? Việc chuẩn bị đủ số vốn sẽ giúp bạn chủ động và làm chủ được ý định kinh doanh được hợp lý. Dưới đây là một số khoản tiền mà bạn cần chuẩn bị để kinh doanh văn phòng phẩm.
Chi phí thuê mặt bằng cửa hàng văn phòng phẩm
Chi phí thuê mặt bằng sẽ phù thuộc vào việc bạn lựa chọn kinh doanh ở trung tâm phố hay chọn mặt bằng trong ngõ ngách. Giá thuê nhà sẽ dao động từ 40 triệu đến 50 triệu 1 tháng tùy khu vực, chưa kể 1 tháng cọc tiền nhà nữa. Bạn cũng sẽ phải làm hợp đồng ít nhất 6 tháng đến 1 năm. Nó sẽ không là vấn đề với bạn nếu có nguồn tài chính mạnh.
Nếu bạn không có nhiều chi phí thì có thể lựa chọn ở các khu vực xa trung tâm, khoảng 5 triệu – 15 triệu/tháng. Tuy nhiên cũng cần quan sát xem có đối thủ cạnh tranh không. Nếu có quá nhiều thì không nên vì lợi nhuận sẽ không cao.
Chi phí nhập hàng văn phòng phẩm
Hàng hóa sẽ chiếm tỉ trọng lớn trong ngân sạch của cửa hàng. Do vậy hãy bỏ ra một nửa số vốn vào nhập hàng nhưng theo từng giai đoạn vì sẽ tránh bị tồn kho và cần quan sát động thái của thị trường để có hướng phát triển, và cũng hạn chế tồn kho nhiều, từ đó chất lượng được đẩy lên cao.

Chi phí thiết kế cửa hàng văn phòng phẩm
Nên bỏ ra 1/10 chi phí cho công tác thiết kế văn phòng phẩm. Vì khi bạn đầu tư vào đây thì bạn sẽ hiểu nó là một khoản đầu tư vào bàn, ghế, quầy tính tiền, sơn tường, giá kệ siêu thị cũng như tạo ra không khi không gian thật sự đáng chú ý, từ đó người ngoài nhìn vào cũng bắt mắt hơn và tăng trải nghiệm của người dùng
Chi phí thuê nhân viên khi kinh doanh văn phòng phẩm
Tuỳ thuộc vào quy mô cửa hàng, bạn sẽ mở cửa hàng văn phòng phẩm và cần thuê 3 – 4 nhân viên bán hàng, nếu cửa hàng nhỏ thì chỉ cần 1 nhân viên nữa là đủ. Đặc biệt, hãy thuê thêm bảo vệ để đảm bảo an ninh trật tự cho cửa hàng. Số tiền trung bình bạn cần bỏ ra thuê rơi vào khoảng 8 – 9 triệu đồng/người/tháng.
Chi phí mua sắm trang thiết bị cần thiết khác
Để bán văn phòng phẩm hiệu quả, bạn sẽ cần trang bị bổ sung thêm các loại thiết bị như giá kệ bày văn phòng phẩm, máy in hoá đơn, máy quét mã vạch và các camera an ninh để giám sát cửa hàng. Những mặt hàng này bỏ ra khoảng 10 – 20 triệu là bạn có thể sở hữu toàn bộ.
>> Xem ngay: Kệ trưng bày văn phòng phẩm

Chi phí dự trù
Việc kinh doanh sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí đột xuất như ứ đọng vốn, vận chuyển bị tắc nghén dẫn đến hàng hóa chưa về, tiền ở tiền hàng… và rất nhiều chi phí khác nữa. Hãy chuẩn bị một khoản để bạn thực sự không bị động.
Kinh nghiệm thực tế khi mở cửa hàng văn phòng phẩm
Lập kế hoạch kinh doanh văn phòng phẩm càng chi tiết càng tốt
Cần lập kế hoạch kinh doanh online một cách thật sự nghiêm túc cũng như xác định rõ được các yếu tố quan trọng như: phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh điểm yếu của mình. Ngoài ra cần nắm rõ các phương pháp quản lý và huy động, sử dụng vốn. Muốn thành công thì khâu chuẩn bị cần bài bản và chi tiết thì sẽ dự báo được khó khăn cũng như các sai lầm có thể gặp phải cũng như dễ dàng xử lý.

Ấn định trong đầu về quy mô mở cửa hàng văn phòng phẩm
Từ bước xác định và lập kế hoạch thì ta có thể lên phương án cũng như tìm ra được quy mô phù hợp với tình hình hiện tại của bản thân. Bạn sẽ có những hướng chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo và phân bổ vốn một cách hợp lý tránh những phát sinh không đáng có.
Chọn địa điểm mở cửa hàng văn phòng phẩm phù hợp nhất
Nên chọn khu vực gần với tệp khách hàng mục tiêu ví dụ như: gần trường học, các khu văn phòng, tòa nhà văn phòng…Trong giai đoạn đầu chưa có nhiều khách hàng quen thuộc thì nên chọn kinh doanh ở khu có vị trí thuận lợi cho kinh doanh. Như vậy sẽ giúp bạn “ tồn tại” và có thể xác định được việc kinh doanh có phù hợp không?. Khi kinh doanh đã ổn định, hiểu hơn về tệp khách hàng của mình và có những hình thức điều chỉnh sau này, nhất định bạn sẽ tối ưu được các khâu khác nhằm tăng lợi nhuận.
Xây dựng không gian văn phòng phẩm theo phong cách riêng
Nhiều bạn nghĩ không gian văn phòng phẩm không quan trọng, nhưng thực tế nó quyết định tới hành vi mua hàng của khách hàng rất lớn. Khu văn phòng phẩm cần gọn gàng, dễ dàng tìm kiếm các thiết bị văn phòng phẩm, thông thoáng và im lặng vì thường sẽ có nơi có thêm khu nhà sách do vậy sẽ có những độc giả loanh quanh khu này.
Áp dụng phần mềm vào quản lý
Sử dụng thêm phần mềm là giải pháp giúp bạn quản lý cửa hàng một cách hiệu quả hơn rất nhiều so với ghi chép truyền thống.
Việc quản lý cửa hàng bằng excel dường như là không còn khả thi với cuộc sống yêu cầu cần nhanh và không quá cồng kềnh. Ở đây chúng tôi không có nói phần mềm excel đã lạc hậu. Mà việc cập nhật được báo cáo online ngay cả khi ngoài giờ hành chính là hướng mà chúng ta cần đề cập tới. Vì không phải lúc nào bạn cũng ở cửa hàng và cũng không phải lúc nào cũng bám sát 100% mà còn nhiều công việc khác.
Trường hợp bạn có việc và không thể gặp trực tiếp cửa hàng để tìm hiểu và nắm bắt thì mọi hoạt động xuất nhập hàng sẽ được hiển thị ngay trên thiết bị di động của bạn.
Hãy sử dụng phần mềm Onetech Post nhằm đảm bảo và đáp ứng được các nhu cầu hiện có mà mức chi phí không quá nhiều.

Xây dựng thêm các quy trình CSKH
Đừng tưởng bạn chỉ bán văn phòng phẩm thì không cần CSKH. Rất nhiều người có quan niệm sai lầm khi nhận lấy những thiệt hại nặng nề. Việc không có chính sách chăm sóc khách hàng, bạn sẽ khó giữ chân họ tại cửa hàng. Khách hàng cũ chính là nguồn lợi nhuận dễ dàng khai thác và dồi dào, đều đặn vì họ đã biết đến và sử dụng sản phẩm của bạn nên sẽ dễ dàng thuyết phục họ sau này hơn. Nếu để tuột mất tệp người dùng này, bạn sẽ tốn chi phí marketing, chăm sóc, thuyết phục và tìm khách hàng mới.
Mở rộng kinh doanh văn phòng phẩm online
Khó khăn khi bán văn phòng phẩm online đó là sản phẩm này dễ bị thay thế và có nhiều đối thủ cạnh tranh. Nếu như việc khách hàng lựa chọn mua trực tiếp là vì tính khẩn cấp, gần với khách hàng không phải chờ đợi. Thế nên giá bạn của các mặt hàng văn phòng phẩm sẽ cao hơn 1 chút so với bán hàng online. Thế nhưng khi bạn chuyển dịch mô hình kinh doanh lên “thế giới số”, lúc này người mua hàng cũng sẽ dễ tiếp cận với bạn hơn nhưng đổi lại bạn cũng có nhiều đối thủ hơn. Bạn sẽ dễ đi vào cạnh tranh về giá và khiến bạn cứ loay hoay trong vòng lặp đó.
Ưu điểm lớn nhất thì ai cũng nhận ra đó là với sự phát triển như vũ bão kèm theo đó là lượng người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam đã lên tới 60 triệu người, chưa tính tới các trang TMĐT. Đây chính là ưu điểm lớn nhất để bạn không bỏ lỡ việc mở shop online.
Đó là những kinh nghiệm kinh doanh văn phòng phẩm được đúc rút trong lĩnh vực kinh doanh từ Onetech. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp vô số các thông tin bổ ích cho bạn để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm. Nếu bạn thấy bài viết có ý nghĩa, bạn vui lòng liên hệ hotline: 0967021077.