Mở cửa hàng tiện lợi hiện nay đang là mô hình kinh doanh bán lẻ được nhiều chủ đầu tư lựa chọn bởi hiệu quả cao, chi phí đầu tư thấp cùng khả năng thu hồi vốn nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải cứ kinh doanh là sẽ thành công và đạt được lợi nhuận như mong muốn.
Vậy để thành công khi mở cửa hàng tiện ích thì cần chuẩn bị những gì, cần bao nhiêu vốn? Cần chuẩn bị những thủ tục, giấy tờ và các thiết bị gì? Dưới đây, Tập đoàn One Tech xin được đưa ra những kinh nghiệm, câu trả lời thiết thực cho các vấn đề nan giải kể trên.
Cửa hàng tiện lợi là gì? Ưu điểm của cửa hàng tiện ích
Cửa hàng tiện lợi là gì? Cửa hàng tiện lợi hoạt động như thế nào?
Cửa hàng tiện lợi là dịch vụ kinh doanh, bán lẻ tổng hợp các loại hàng hoá, đa dạng về mẫu mã, giá thành để phục vụ nhu cầu của tất cả các khách hàng. Đặc trưng của cửa hàng tiện lợi là có phục vụ các sản phẩm thức ăn nhanh, có khu vực ngồi ăn, chuyển tiền,…
Khác với các cửa hàng tạp hoá hay siêu thị mini thì cửa hàng tiện lợi có một số đặc điểm nổi bật như:
- Hướng chủ yếu đến đối tượng trẻ, năng động
- Phục vụ các nhu cầu thiết yếu nhanh như: mì tôm, bánh mỳ, nước uống, xúc xích,…
- Mở cửa và phục vụ 24/7
Ưu điểm của cửa hàng tiện ích
Mở cửa hàng tiện lợi có một số ưu điểm dễ dàng nhận thấy như:
- Không cần mặt bằng quá rộng rãi quy mô lớn như BigC, Hapro,…
- Đây là mô hình tạp hoá nâng cấp lên, bởi vậy không cần số vốn quá nhiều thì chủ đầu tư cũng có thể kinh doanh được
- Mang lại sự tiện ích, thoải mái, không gian trẻ trung, năng động, dễ dàng thu hút khách hàng
- Đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng từ ăn uống tại chỗ, mua về, mỹ phẩm, đồ gia dụng,…
- Sản phẩm bán đều được kiểm tra cẩn thận, đảm bảo chất lượng và thời hạn sử dụng.
Mở cửa hàng tiện lợi cần nhiều vốn không?
Cần bao nhiêu tiền để mở cửa hàng tiện lợi? Đây là câu hỏi được nhiều người chủ kinh doanh quan tâm nhất hiện nay. Câu trả lời là số vốn mở cửa hàng tạp hóa còn phụ thuộc vào vùng miền, diện tích, quy mô, các loại mặt hàng dự tính bày bán,… Trung bình một cửa hàng tiện ích có diện tích 50m2 sẽ cần nguồn vốn từ 250 triệu – 400 triệu.
Trong đó, chúng ta có thể lên danh mục chi tiết các khoản cần sử dụng trong bảng sau:
Chi phí thuê mặt bằng tại thành phố | 20 – 30 triệu/tháng |
Chi phí thuê mặt bằng tại nông thôn | 5 – 10 triệu/tháng |
Vốn nhập hàng | 100 – 300 triệu |
Giá kệ bày hàng | 20 – 40 triệu |
Biển hiệu trang trí | 5 – 12 triệu |
Chi phí thuê nhân viên | 3 – 6 triệu/người/tháng |
Chi phí lắp đặt thiết bị bán hàng | 20 – 40 triệu |
Một vài các loại chi phí phát sinh khác như giá cả chênh lệch, giấy tờ, hư hại, hao mòn,…tuy không lớn nhưng đây là khoản không dự tính được.
Thủ tục mở cửa hàng tiện lợi gồm những gì?
Cần giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Đây là giấy tờ không thể thiếu cho mọi loại hình kinh doanh, xác nhận bạn đã đăng ký hoạt động kinh doanh của mình với cơ quan chức năng.
Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Vì cửa hàng tiện lợi kinh doanh đa dạng các mặt hàng thực phẩm, từ đồ khô, đồ tươi sống đến đồ ăn nhanh, việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là vô cùng quan trọng. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
- Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh.
- Bản thiết kế mặt bằng và sơ đồ quy trình sản xuất, bảo quản thực phẩm.
- Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe, kiến thức an toàn thực phẩm của chủ doanh nghiệp và nhân viên.
- Giấy tờ chứng thực nguồn gốc nguyên liệu, nước sạch.
- Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy
Đặc biệt quan trọng với các cửa hàng tiện lợi hoạt động 24/7, chứng nhận này đảm bảo cửa hàng của bạn đáp ứng các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng nhận an toàn về phòng cháy, chữa cháy.
- Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy.
- Danh mục thống kê phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
- Phương án phòng cháy, chữa cháy.
Việc chuẩn bị đầy đủ và tuân thủ các quy định về giấy phép kinh doanh, an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng cháy chữa cháy không chỉ giúp bạn hoạt động kinh doanh hợp pháp mà còn đảm bảo an toàn cho khách hàng và nhân viên, góp phần xây dựng uy tín và phát triển bền vững cho cửa hàng.
So sánh mở cửa hàng tiện lợi ở nông thôn và ở thành phố
Về mức cạnh tranh, chi phí
- Mô hình cửa hàng tiện lợi mini tại nông thôn sẽ có tỷ lệ cạnh rất thấp và gặp ít đối thủ hơn so với các thành phố lớn
- Các khoản chi phí như thuê mặt bằng, trang thiết bị tại nông thôn thấp hơn rất nhiều so với thành phố
- Sản phẩm hàng hoá có nguồn gốc, giá cả niêm yết công khai và có hoá đơn sẽ giúp khách hàng tin tưởng.
Khó khăn khi mở cửa hàng tiện ích ở quê so với thành phố
Rủi ro khi mở cửa hàng tiện lợi là gì? Liệu rằng khi mở cửa hàng tiện ích ở quê sẽ có những khó khăn nào so với các địa điểm ở thành phố?
- Tại nông thôn thì đây là một mô hình kinh doanh khá mới nên khả năng tiêu thụ hàng hoá sẽ thấp bởi thói quen và tâm lý người dân hay mua hàng tại các chợ, cửa hàng tạp hoá truyền thống. Tại thành phố thì đây là mô hình đã quá quen thuộc và được người dân ưa chuộng.
- Chủ đầu tư tại nông thôn sẽ khó cập nhật các loại sản phẩm mới, hàng hoá theo trào lưu nhanh như các khu vực thành thị.
- Người dân nông thôn đa phần ngại vào tìm kiếm sản phẩm bởi thói quen phụ thuộc vào người bán hàng lấy hộ từ xưa đến nay của các cửa hàng tạp hoá truyền thống.
- Gặp trở ngại bởi thói quen mặc cả, trả giá của người dân địa phương trong khi giá thành đã được niêm yết và cập nhật trên hệ thống.
Về cơ bản, dù mở cửa hàng tại nông thôn hay thành phố thì cũng sẽ có những thuận lợi và khó khăn riêng. Chủ đầu tư đừng chùn bước mà hãy tìm cách khắc phục để có được cơ hội kinh doanh thành công.
Kinh nghiệm mở cửa hàng tiện lợi cần biết
Lên ý tưởng, phác thảo và lập bản kế hoạch chi tiết
Trước khi tiến hành thực hiện bất kỳ dịch vụ kinh doanh nào thì chủ đầu tư đều cần lên kế hoạch chi tiết để hạn chế tối đa rủi ro, tính toán được khả năng đem lại sự thành công. Một kế hoạch mở cửa hàng tiện lợi hoàn hảo sẽ giúp chủ kinh doanh thành công đặc biệt đối với những chủ đầu tư lần đầu xây dựng mô hình này.
Tìm kiếm, xác định mặt bằng
Việc tìm kiếm nơi cho thuê mặt bằng mở cửa hàng tiện lợi là điều không hề dễ dàng. Chủ đầu tư nên tìm hiểu thói quen sinh hoạt, đặc điểm tiêu dùng của dân cư và lựa chọn mặt bằng tại các vị trí đông người qua lại, gần khu dân cư, trường học, văn phòng,…Cửa hàng tiện lợi không cần mặt bằng rộng như siêu thị nên chỉ cần tìm kiếm không gian khoảng trên 50m2 – 100m2 là đẹp.
Tìm kiếm đầu vào, nhập hàng hoá
Trên thị trường hiện nay có một số hệ thống cửa hàng tiện lợi có tên tuổi và thành công như Vinmart+, Circle K,…Chủ đầu tư có thể đến đó tham khảo các mặt hàng được bày bán, từ đó chắt lọc, lựa chọn những mặt hàng phù hợp với nhu cầu khách hàng cần hướng tới.
Sau đó hãy liên hệ tới các nhà cung cấp, đại lý phân phối, thương hiệu uy tín để có được sản phẩm chất lượng đảm bảo, giá tốt cùng các chương trình khuyến mãi chiêu khách.
Lắp đặt các trang thiết bị, trang trí cửa hàng
Để mang đến cho khách hàng một không gian trưng bày chuyên nghiệp, hiện đại khoa học thì việc sử dụng các trang thiết bị là hết sức cần thiết. Chủ đầu tư cần setup cửa hàng với những bộ kệ trưng bày, hệ thống ánh sáng, quầy thu ngân, giỏ xách, giỏ kéo,…tạo lên hệ thống bán hàng nhanh gọn, đẹp mắt và hiệu quả.
Quản lý, kiểm soát cửa hàng
Điều cuối cùng mà chủ kinh doanh cần chú ý đó là quản lý cửa hàng tiện lợi. Cụ thể như: quản lý nhân viên, quản lý hàng hoá, quản lý doanh thu, quản lý lợi nhuận,….Để có thế kiểm soát và đơn giản hoá mọi việc thì chủ đầu tư có thể tham khảo các phần mềm quản lý bán hàng, thống kê hàng tuần và nhập tất cả các sản phẩm trên hệ thống máy tính.
Thiết bị cần lắp đặt khi mở cửa hàng tiện ích
Kệ trưng bày sản phẩm
Giá kệ trưng bày hàng hoá là thiết bị không thể thiếu trong mỗi cửa hàng tiện lợi, nó góp phần quan trọng quyết định đến doanh số bán ra, lợi nhuận thu về. Không chỉ có nhiệm vụ trưng bày hàng hoá mà kệ còn mang lại sự khoa học, chuyên nghiệp, đẳng cấp cho cửa hàng. Tạo hiệu ứng đẹp mắt, thu hút và kích thích sức lựa chọn, mua sắm của khách hàng, đồng thời là yếu tố để khách quay lại những lần tiếp theo.
Hiện nay trên thị trường có những loại giá kệ trưng bày sản phẩm được ưa chuộng và sử dụng phổ biến sau:
- Kệ siêu thị lưng lưới
- Kệ tôn đục lỗ
- Kệ tôn liền
- Kệ khung sắt mâm gỗ
- Kệ vuông, kệ tròn
- Kệ bán nguyệt
- Kệ rau củ quả
Bàn thu ngân cho cửa hàng tiện ích
Bàn thu ngân thường có thiết kế theo hình chữ L với bàn chính và bàn phụ. Bàn được sản xuất từ nguyên liệu sắt sơn tĩnh điện, mặt bàn inox sáng bóng mang đến sự sang trọng, vẻ đẹp thẩm mỹ cao.
Bên cạnh đó, tuỳ theo nhu cầu của chủ đầu tư mà bàn thu ngân có thể được thiết kế với kiểu dáng đặc biệt, tinh tế cùng các chất liệu như gỗ, đá, kính,…Những bàn thu ngân đó thường dùng cho các nhà hàng, quầy bar, cửa hàng mẹ và bé, mỹ phẩm,…
Thông thường bàn thu ngân sẽ có kích thước 1m2, 1m5, 1m8. Tuy nhiên đối với các cửa hàng tiện lợi có không gian nhỏ thì nên sử dụng loại 1m2 hoặc 1m5 để tiết kiệm diện tích.
Máy in mã vạch, hoá đơn, máy tính
Máy in mã vạch và xuất hoá đơn là thiết bị quan trọng không thể thiếu khi mở cửa hàng tiện lợi. Đối với các mặt hàng đã có sẵn mã vạch thì chủ đầu tư có thể sử dụng luôn mã này để nhập dữ liệu vào phần mềm bán hàng. Đối với các sản phẩm chỉ có mã thùng thì cần đến máy in mã vạch để tạo tem nhãn, mã số khi thanh toán cho sản phẩm này.
Sử dụng thiết bị này, chủ đầu tư có thể dễ dàng kiểm soát hàng hoá bán ra, tồn kho, nhập vào cùng hạn sử dụng,….
Xe đẩy, giỏ kéo, giỏ xách
Xe đẩy, giỏ kéo, giỏ cầm tay là những thiết bị hỗ trợ khách hàng trong quá trình mua sắm tại cửa hàng tiện lợi. Đối với các loại giỏ không chứa được quá nhiều hàng hoá phù hợp với khách hàng mua sản phẩm khối lượng nhẹ, số lượng ít có thể dễ dàng di chuyển trong khi lựa chọn và chờ đợi thanh toán.
Trang bị các thiết bị này cũng là yếu tố ghi điểm trong mắt khách hàng, kích thích nhu cầu mua sắm, tạo cho khách sự tiện ích, thoải mái trong suốt quá trình mua sắm bởi không phải “ tay xách, nách mang”.
Phần mềm quản lý bán hàng
Phần mềm quản lý bán hàng là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp việc bán hàng, thanh toán và quản lý hàng hoá trở nên dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.
Có rất nhiều các phần mềm hỗ trợ với các chức năng, hạng mục khác nhau. Tuy nhiên, để chuyên về quản lý cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini thì chủ đầu tư có thể tham khảo phần mềm quản lý bán hàng One Tech Pos. Đây là công cụ giúp quản lý dễ dàng, hiệu quả, tiết kiệm cùng mức giá chỉ từ 100.000 VNĐ/ tháng.
Các thiết bị hỗ trợ cửa hàng tiện lợi khác
Bên cạnh các thiết bị kể trên thì chủ đầu tư có thể lắp đặt thêm các trang thiết bị như: tủ locker, tủ mát, tủ đông, bàn ghế ăn tại chỗ, cổng từ an ninh,… Chúng ta cũng không thể bỏ qua hệ thống đèn điện, thiết bị làm mát như điều hòa, quạt,…
One Tech chuyên thiết kế, sản xuất và setup thiết bị cho cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini. Với hơn 12 năm kinh nghiệm, nhà máy quy mô lớn và hiện đại, chúng tôi luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu setup cửa hàng của bạn đảm bảo các tiêu chí bền đẹp, tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, khách hàng được miễn phí thiết kế 3D cửa hàng tiện lợi.
Hy vọng qua bài viết trên đã mang đến những thông tin hữu ích giúp chủ đầu tư có thể tự tin, hoàn thiện kế hoạch mở cửa hàng tiện lợi cho mình. Nếu có nhu cầu cần tư vấn thêm về mở cửa hàng tiện ích, kệ bày hàng hay các thiết bị bán hàng đồng bộ,…hãy liên hệ trực tiếp đến hotline 0963021077. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp, nhiệt tình trợ giúp quý khách hoàn thành dự định.
Bài viết liên quan: