Sữa đã trở thành một sản phẩm thiết yếu phục vụ cho cuộc sống của người dân. Bởi lẽ đó mà mở đại lý sữa hiện nay đang là loại hình kinh doanh an toàn. Nhưng không phải cứ mở cửa hàng kinh doanh sữa là sẽ thành công, thu về lợi nhuận cao. Bởi vậy, để mang lại sự thành công, đem lại doanh thu như mong muốn chủ kinh doanh cần có kế hoạch, phương hướng phát triển cụ thể cho cơ sở kinh doanh của mình.
Mở đại lý sữa cần bao nhiêu vốn?
Để có thể tính toán chính xác số vốn đầu tư thì quý khách cần dựa vào quy mô của đại lý sữa mà bạn muốn mở. Trung bình số vốn chắc chắn cần có trong tay dao động từ 100 – 500 triệu đồng. Số vốn này được phân bổ đều trên các hạng mục, chi phí như sau: nhập hàng, thuê mặt bằng, trang thiết bị, nhân công,….
Cụ thể chúng tôi xin thống kê phía dưới đây để chủ đầu tư có thể tham khảo:
Hạng mục | Chi phí |
Thuê mặt bằng (*) | 20 – 50 triệu (Thường đóng nhiều tháng 1 lần) |
Đăng ký kinh doanh | 2 – 5 triệu |
Kệ trưng bày sữa | 20 – 40 triệu |
Phần mềm quản lý bán hàng | 100 – 600 nghìn/tháng |
Thiết bị bán hàng | 10 – 20 triệu |
Thuê nhân viên (**) | 5 – 10 triệu/tháng |
Vốn lưu động | 50 – 100 triệu |
Chi phí marketing và các chi phí khác | 5 – 20 triệu |
(*) và (**) nếu bạn tận dụng được mặt bằng sẵn có, nhân lực trong gia đình thì sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Nhờ đó giảm được đáng kể số vốn đầu tư khi mở mô hình cửa hàng sữa.
Mở đại lý sữa nhập hàng ở đâu?
Nhập hàng tại các công ty, thương hiệu chính hãng
Nhập hàng từ chính công ty là giải pháp an toàn giúp chủ đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm bởi chất lượng sữa đảm bảo, hạn chế tối đa tình trạng nhập phải hàng giả, hàng nhái kém chất lượng. Tuy nhiên, nếu lựa chọn làm đại lý cho công ty sữa chủ đầu tư cần phải chấp nhận nguồn hàng và mã hàng kém phong phú. Đại lý sữa của quý khách sẽ chỉ được bán duy nhất các sản phẩm của công ty đó mà thôi.
Khi đăng ký mở đại lý sữa cho thương hiệu thì chủ đầu tư sẽ nhận được những hỗ trợ như: marketing, tủ đông, tủ mát, quầy kệ, bảng biển, mái hiên,…Tuy nhiên với điều kiện phải cam kết đảm bảo cho thương hiệu đó một mức doanh số nhất định. Ngoài ra, chỉ tiêu nhập hàng cũng cần đăng ký từ đầu tháng, mỗi một mức chỉ tiêu sẽ tương đương với mức thưởng hoặc hoa hồng chiết khấu.
Đây là một bài toán khó đối với các chủ đầu tư mới bắt đầu mở cửa hàng sữa bởi chưa thể xác định được doanh số bán ra để đảm bảo chi tiêu nhập hàng.
Một số thương hiệu sữa nổi tiếng tại Việt Nam đó là Vinamilk, Dutch Lady, Nutifood, Mộc Châu,…
Nhập hàng từ các đại lý tổng hợp
Nếu lựa chọn phương án nhập hàng từ các đại lý tổng hợp thì chủ đầu tư có thể chủ động thích lấy bao nhiêu thì lấy, mỗi lần lấy hàng nhiều sẽ được chiết khấu cao. Các lần chiết khấu này cũng sẽ được khấu trừ trực tiếp trên đơn hàng đó chứ không cần đợi đến cuối tháng như các thương hiệu.
Bằng cách này, vốn của chủ kinh doanh có thể xoay vòng liên tục mà không bị tồn đọng. Tuy nhiên, điểm yếu của các đại lý đó là các mặt hàng sữa có thể không được đảm bảo lúc nào cũng chuẩn. Bởi vậy, khi lựa chọn hàng ở đây thì chủ đầu tư cần thận trọng hơn.
Ngoài ra, các đại lý luôn có đa dạng mặt hàng, chủ đầu tư có thể nhập thêm một số mặt hàng bổ sung liên quan đến sữa như: sữa chua, váng sữa, phô mai,…để làm phong phú thêm gian hàng, đồng thời đáp ứng nhu cầu của các bậc phụ huynh. Nhưng tất cả đều cần đảm bảo yếu tố hàng chuẩn, hàng chất lượng và uy tín để có được sự tin tưởng từ phía người tiêu dùng.
Mở cửa hàng sữa cần lắp đặt những thiết bị gì?
Khi mở mô hình cửa hàng sữa điều mà chủ đầu tư cần quan tâm nữa đó chính là các thiết bị sử dụng trong cửa hàng. Cụ thể đó là:
Giá kệ trưng bày sữa
Các sản phẩm sữa rất đa dạng và có trọng lượng khá lớn, chính vì vậy chủ đầu tư cần lựa chọn giá kệ sao cho vừa đáp ứng nhu cầu lưu trữ, vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ, mang đến cho không gian sư chuyên nghiệp, hiện đại. Bên cạnh đó, các cửa hàng sữa không còn cung cấp các loại thiết bị, phụ kiện liên quan nên việc sử dụng nhiều mẫu kệ bày hàng là điều cần thiết.
Các mẫu kệ thường được sử dụng trong các đại lý sữa có thể kể đến như:
- Kệ đơn siêu thị: kệ đơn lưng lưới, kệ đơn tôn lỗ, kệ đơn tôn liền,…
- Kệ đôi siêu thị: kệ đôi lưng lưới, kệ đôi tôn lỗ, kệ đôi tôn liền,…
- Kệ quảng cáo
- Kệ giỏ mì (trưng bày sữa dạng túi)
- Kệ vuông, kệ tròn
- Kệ khung sắt mâm gỗ
Trong trường hợp mở đại lý sữa quy mô vừa và lớn thì không thể thiếu các bộ kệ kho chứa hàng.
Quầy thu ngân cửa hàng sữa
Đặc điểm khi mở đại lý sữa thường có diện tích, quy mô không lớn nên chủ đầu tư có thể lựa chọn các mẫu kệ bàn thu ngân inox chữ L với kích thước 1m2 hoặc 1m5. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng có thể yêu cầu thiết kế sản xuất các mẫu bàn thu ngân đơn với kiểu dáng, kích thước riêng để tạo điểm nhấn cho cửa hàng của mình.
Phần mềm hỗ trợ bán hàng
Phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp chủ kinh doanh dễ dàng kiểm soát hàng hoá, thống kê số lượng bán ra, tồn kho, doanh số thu về hàng ngày. Hạn chế tối đa thất thoát hàng hoá chỉ bằng một thao tác nhập trên máy tính đơn giản. Đây là một hạng mục đầu tư có chi phí nhỏ nhưng lại đem đến hiệu quả cao, tiện ích.
Máy tính, máy quét mã vạch, in hoá đơn
Máy tính, máy quét mã vạch và in hoá đơn là thiết bị không thể thiếu khi mở đại lý sữa. Bằng các thao tác đơn giản, chủ đầu tư sẽ tạo được niềm tin, sự minh bạch cho các khách hàng mua hàng. Trong thời đại công nghệ 4.0, các thiết bị thông minh sẽ giúp việc quản lý cửa hàng trở nên dễ dàng, giảm bớt công sức.
Giỏ nhựa siêu thị, làn xách
Chỉ với một chiếc giỏ nhựa, giỏ kéo hỗ trợ khách để sản phẩm trong quá trình mua sắm. Nhờ đó, việc mang xách sẽ được thuận tiện hơn, là một yếu tố để tạo thiện cảm với khách hàng.
Hệ thống điện, làm mát và thiết bị bảo quản sữa
Rõ ràng, khi mở một cửa hàng sữa bây giờ không thể thiếu hệ thống làm mát, đèn chiếu sáng. Bạn cần bố trí để mọi khu vực trong cửa hàng đều được sáng sủa, thoáng đãng và mát mẻ.
Sữa có thể được bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ thấp. Do đó, không thể thiếu các loại tủ mát để bảo quản sữa và sản phẩm từ sữa.
Kinh nghiệm mở mô hình cửa hàng sữa thành công
Nếu quý khách đang muốn mở đại lý sữa Vinamilk, hay muốn mở đại lý sữa TH True Milk và một số thương hiệu khác mà chưa có kinh nghiệm thì có thể lưu ý những lời khuyên từ các chủ cửa hàng đi trước, đã và đang sở hữu đại lý kinh doanh thành công như sau:
Kinh nghiệm tìm nhà cung cấp sữa các loại
Tìm hiểu và lựa chọn nhập hàng tại các cơ sở có uy tín, đã được kiểm định có giấy tờ, hoá đơn cẩn thận. Sắp xếp không gian trưng bày hàng hoá khoa học, ngăn nắp, dễ dàng tìm kiếm và so sánh các sản phẩm cùng phân khúc với nhau.
Khi mở đại lý sữa, chủ đầu tư nên nhập đa dạng hàng hóa, mỗi thứ một ít để đáp ứng nhu cầu sử dụng của mọi khách hàng. Không nên nhập một loại độc quyền sẽ khó tiếp cận và bỏ lỡ rất nhiều khách hàng.
Kinh nghiệm quản lý và bảo quản sữa
Lên danh sách các sản phẩm phổ thông bán chạy, sản phẩm giảm giá, sản phẩm bán kém,…để cân đối khi nhập hàng. Các sản phẩm sữa thường có giá thành khá cao, hạn sử dụng khoảng 1 năm sau khi sản xuất. Tuy nhiên đa số khách hàng đều muốn mua sản phẩm có ngày sản xuất gần nhất vì nghĩ ra càng gần sẽ càng tốt. Bởi vậy, chủ kinh doanh cần sử dụng phần mềm hỗ trợ bán hàng One Tech Pos để quản lý, báo hạn sử dụng các lô hàng, nhập trước bán trước – nhập sau bán sau.
Điều quan trọng tiếp theo đó là cần bảo quản sữa ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và ẩm thấp để đảm bảo chất lượng sữa không bị suy giảm. Nhiệt độ lý tưởng nhất là trong khoảng 25 độ C.
Kinh nghiệm setup cửa hàng sữa
Setup cửa hàng, siêu thị bao gồm nhiều công việc như làm biển bảng, lắp đặt thiết bị bán hàng, các thiết bị an ninh, trưng bày sản phẩm, trang trí cửa hàng,… Biển hiệu cần làm to, màu sắc nổi bật, đặt ở vị trí khách hàng dễ thấy. Không gian bên trong bố trí chuyên nghiệp, đẹp mắt, thuận tiện cho cả nhân viên lẫn khách hàng.
>>>>> Xem ngay: [BỎ TÚI] Kinh nghiệm mở cửa hàng bỉm sữa không phải ai cũng biết
Kinh nghiệm giới thiệu và quảng bá sản phẩm
Bên cạnh việc giới thiệu trực tiếp sản phẩm với các khách hàng đến cửa hàng thì chủ đầu tư cần tiếp cận nhiều khách hàng hơn trên các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Với sự phát triển của công nghệ, việc bán hàng online đang là một kênh kinh doanh mà bạn không thể bỏ qua khi mở mô hình cửa hàng sữa.
Cùng với đó, hãy thiết lập nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, khuyến mãi, tích điểm, đổi thưởng,… để kích thích nhu cầu mua sắm, giữ khách gắn bó lâu dài với cửa hàng. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng cần tạo dựng niềm tin, chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ khách để khách cảm thấy được trân trọng.
Trên đây là những kinh nghiệm mở đại lý sữa để cho các chủ đầu tư mới bắt đầu kinh doanh có thể tham khảo và ứng dụng. Tuỳ vào mô hình kinh doanh, đối tượng tiếp cận và thực tế khi kinh doanh mà chủ đầu tư có thể căn chỉnh để có được hiệu quả tối ưu nhất.
Tập đoàn One Tech chuyên thiết kế sản xuất và cung cấp các loại thiết bị bán hàng, giá kệ trong đó có kệ bày hàng siêu thị sữa. Sản phẩm chất lượng tiêu chuẩn ISO, mẫu đẹp, sơn tĩnh điện cao cấp chống han gỉ, độ bền trên 10 năm.
Hy vọng qua bài viết này, chủ đầu tư đã có thêm những thông tin hữu ích để lên kế hoạch, phương hướng kinh doanh sao cho phù hợp nhất. Nếu chủ đầu tư cần tư vấn hỗ trợ thêm về mở đại lý sữa, các thiết bị lắp đặt, kệ trưng bày sữa, bàn thu ngân,…hãy nhanh tay liên hệ tới Hotline 0963021077. Chúc quý khách kinh doanh hiệu quả, thành công đạt được mục tiêu lợi nhuận như mong muốn với mô hình cửa hàng sữa này.
Bài viết liên quan: