Cách quản lý siêu thị mini hiệu quả là điều vô cùng quan trọng và quyết định đến doanh thu cũng như sự phát triển của siêu thị. Quản lý siêu thị tốt thì dễ dàng kiểm soát được các vấn đề, hạn chế phát sinh không đáng có, khách hàng đông, doanh thu cao và ngược lại. Vậy làm thế nào để quản lý siêu thị hiệu quả? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được một số kinh nghiệm quý báu nhé.

Xây dựng một quy trình vận hành chuẩn
Bất kỳ một mô hình hoạt động nào nào cũng nên có một quy trình vận hành cụ thể và các siêu thị mini cũng không ngoại lệ. Một quy trình vận hành hiệu quả sẽ đưa ra rõ ràng các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn đúng với tình hình thực tế, quy trình làm việc của các phòng ban, vị trí.
Quy trình vận hành còn giúp các công nhân viên nắm rõ các đầu công việc cần làm để đem lại hiệu quả tốt nhất. Hỗ trợ các ban quản lý nắm rõ tình hình siêu thị để tiếp tục lên kế hoạch điều chỉnh, phát triển cho phù hợp, hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Đó là lý do mà mỗi siêu thị mini sẽ có một quy trình vận hành khác nhau.
Đào tạo và quản lý nhân sự
Con người là nhân tố cốt lõi trong mọi việc, mọi vấn đề. Muốn quản lý siêu thị hiệu quả thì đầu tiên cần quan tâm đến vấn đề quản lý và đào tạo nhân sự. Nhân sự chất lượng tốt chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành công của bất cứ mô hình kinh doanh hay sản xuất nào.
Đối với siêu thị, đội ngũ nhân viên là bộ mặt của siêu thị; là người tiếp xúc và quan hệ trực tiếp với khách hàng. Từ các nhân viên bảo vệ, trông xe; thu ngân, tiếp thị hay quản lý đều rất quan trọng đối với các siêu thị.
Nhân viên được đào tạo có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm làm việc; có thái độ cởi mở hòa nhã, phản ứng tích cực nhanh nhạy sẽ mang lại nhiều thiện cảm cho khách hàng. Cần thường xuyên có những kế hoạch đào tạo nhân sự từ nhân viên đến các nhà lãnh đạo siêu thị. Có như vậy mới mang lại hiệu quả phục vụ chuyên nghiệp; có cách giải quyết hợp lý đối với nhiều tình huống xảy ra.

Xây dựng nội quy, quy định phù hợp
Nên chú ý đặc thù của từng bộ phận để có quy định phù hợp. Bởi mỗi bộ phận khác nhau lại có những đặc điểm khác nhau. Các quy định này sẽ góp phần tạo nên sự chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ của nhân viên. Có như vậy thì việc quản lý siêu thị mới có hiệu quả.
Để đảm bảo tính quy củ cũng như tạo ra văn hóa doanh nghiệp thì không thể thiếu các quy định và nội quy. Đây cũng là nhưng điều thường thấy trong bất kỳ các tổ chức tập thể nào. Nó là điều cần có để duy trì các chuẩn mực đạo đức và làm gương cho các nhân viên soi vào.
Siêu thị cũng không loại trừ điều đó, cũng có những quy định và nội quy rõ ràng, chi tiết. Tuy nhiên nó cần phù hợp với mô hình kinh doanh và các quy định chung dành riêng cho các bộ phận khác nhau. Ví dụ bộ phận bảo vệ thì sẽ khác với bộ phận bán hàng về chức năng và nhiệm vụ.
Sử dụng phần mềm quản lý siêu thị
Bước sang thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 việc sử dụng công nghệ là không thể thiếu. Công nghệ số được áp dụng trong việc quản lý siêu thị cũng là cách làm hiệu quả. Cách thức quản lý này có những ưu điểm nổi bật sau:
- Độ chính xác cao. So với các quản lý bằng tay truyền thống; quản lý thủ công thì quản lý siêu thị bằng phần mềm có độ chính xác rất cao. Sử dụng phần mềm quản lý sẽ giảm được các sai sót, hạn chế sự nhầm lẫn.
- Khả năng phân tích, tính toán dữ liệu tốt. Máy móc và phần mềm luôn có khả năng phân tích và tính toán dữ liệu tốt; nhanh, chính xác hơn con người. Với đặc thù siêu thị các mặt hàng rất nhiều nên phần mềm sẽ phân tích và tính toán để giúp quản lý hàng hóa tốt hơn. Đặc biệt là hàng cận date để có hướng xử lý.
- Tiết kiệm thời gian, nhân lực: Sử dụng phần mềm chắc chắn sẽ tiết kiệm được thời gian và nhân lực trong việc quản lý siêu thị.

Phân tích số liệu theo định kỳ
Với các siêu thị; đặc thù hàng hóa rất nhiều và đa dạng nên quản lý siêu thị hiệu quả cần phân tích số liệu thường xuyên theo định kỳ. Nhiều quản lý siêu thị thường coi nhẹ vấn đề này dẫn đến những hậu quả khó lường khi gặp các vấn đề phát sinh sau này.
Các số liệu cần phân tích gồm có:
- Quản lý hàng hóa: việc nghiên cứu, phân tích hàng hóa cụ thể là số lượng hàng cận hết hạn hoặc hàng khuyến mại; hàng luân chuyển,…
- Quản lý công nợ: tối ưu vốn, tối ưu dòng tiền, chính sách công nợ của nhà cung cấp,…
- Quản lý chung siêu thị: Có thể phân tích được các dữ liệu chung quan trọng như dòng tiền, khách hàng, công nợ, nguồn vốn, hàng hóa. Để đưa ra được những cách thức giải quyết được nhanh chóng, kịp thời trước các tình huống.

Những nội dung trong bài viết trên đã phần nào giải tỏa được những băn khoăn; thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là những người làm quản lý trong các siêu thị. Chỉ cần thực hiện được những nội dung trên thì chắc chắn các bộ máy trong siêu thị sẽ vận hành trơn tru, thuận lợi. Cách quản lý siêu thị mini này đã được nhiều siêu thị áp dụng và thành công ngoài mong đợi.