Quá trình đô thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ kéo theo sự thành lập của các khu công nghiệp, nhà xưởng. Chính vì thế rất nhiều chủ đầu tư có ý định mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn. Để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh với các mô hình kinh doanh cùng lĩnh vực, bạn cần tìm hiểu các thông tin và kiến thức cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ giải pháp mọi thắc mắc của bạn cũng như đưa ra giải pháp bán hàng chi tiết nhất.
Chi phí mở cửa hàng tạp hoá ở nông thôn
Diện tích cửa hàng dưới 50 m2
Chi phí ước tính khoảng: 200 – 250 triệu đồng.
- Tiền mặt bằng: hầu hết các cửa hàng tạp hóa tại nông thôn đều tận dụng mặt bằng sẵn có của gia đình để kinh doanh. Chính vì thế chi phí cho khoản đầu tư này là 0 đồng.
- Tiền vốn nguồn hàng: 100 – 180 triệu đồng. Cửa hàng có diện tích nhỏ nên chỉ cần chú trọng nhập các mặt hàng thiết yếu, giá cả phù hợp, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người dân và còn tạo ra thời gian quay vòng vốn nhanh.
- Tiền lắp đặt trang thiết bị: từ 30 – 50 triệu đồng. Chủ đầu tư cần tập trung vào chất lượng hơn số lượng, ưu tiên các sản phẩm tích hợp nhiều tính năng: camera, bàn thu ngân, giá kệ đa năng, phần mềm bán hàng…Điều này giúp tiết kiệm diện tích, giảm thiểu chi phí vận hành mà vẫn đạt được hiệu quả quản lý.
- Tiền thuê nhân viên: do quy mô cửa hàng nhỏ cũng như các trang thiết bị hiện đại đã hỗ trợ cho chủ đầu tư rất nhiều. Do đó bạn cũng có thể bán hàng mà không cần thuê nhân viên, không cần bỏ chi phí cho hạng mục này.
- Chi phí khác: 20 triệu đồng.
Dưới tích cửa hàng trên 100 m2
Chi phí ước tính khoảng: trên 350 triệu đồng
- Tiền mặt bằng: 3 – 7 triệu đồng tùy vị trí và diện tích mặt bằng. Nếu bạn có sẵn địa điểm thì chi phí này bằng 0.
- Tiền vốn nguồn hàng: từ 300 triệu đồng trở lên. Nhằm đem lại trải nghiệm mua sắm tiện ích và đáp ứng nhiều lựa chọn của khách hàng thì chủ đầu tư cần nhập nhiều hàng, đa dạng chủng loại, có thể nhập thêm hàng nhập khẩu.
- Tiền lắp đặt trang thiết bị: từ 80 – 150 triệu đồng. Bên cạnh những thiết bị bắt buộc phải có thì chủ đầu tư có thể lắp đặt thêm: cổng từ an ninh, giá kệ tạp hóa hiện đại, máy in hóa đơn…để quá trình mua sắm của khách hàng được dễ dàng và thuận tiện.
- Tiền thuê nhân viên: 3 – 5 triệu đồng. Với một cửa hàng có diện tích trên 100m2 sẽ cần có 2-3 nhân viên để hỗ trợ thanh toán, xuất nhập hàng hóa.
- Chi phí khác: trên 50 triệu đồng.
>>> Xem thêm: Mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì? Lệ phí đăng ký kinh doanh bao nhiêu?
Kinh nghiệm mở cửa hàng bán tạp hoá ở nông thôn
Phân bổ vốn đầu tư
Khi bắt đầu kinh doanh việc lên kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư là cực kỳ quan trọng. Điều này giúp bạn hình dung được khách quan các chi phí phải trả cũng như chuẩn bị các nguồn lực. Tùy vào mô hình kinh doanh và diện tích mà chủ đầu tư có thể cân đối các khoản chi phù hợp.
Đầu tư vào hàng hóa và trang thiết bị sẽ chiếm chi phí nhiều nhất, khoảng 55 – 70% tổng số vốn nhằm đem lại các sản phẩm chất lượng và nâng cao tính thẩm mỹ cũng như trải nghiệm mua hàng. Bên cạnh đó các chi phí như giá kệ khuyến mãi, thuê nhân viên…được đầu tư ít hơn. Tuy nhiên cũng có nhiều chủ đầu tư mong muốn có sự ổn định nên sẽ bỏ ra chi phí lớn để thuê mặt bằng trong nhiều năm, vậy nên cũng cần bỏ ra số tiền lớn hơn.
Như vậy tùy vào nhu cầu chủ đầu tư mà cân đối các khoản một cách hợp lý. Mục phân bổ vốn càng chi tiết càng giảm các chi phí phát sinh không đáng có, giúp tiết kiệm tiền, thời gian và công sức trong qua quá trình mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn.
Trưng bày sản phẩm khoa học
Theo đúng tên gọi “tạp hóa”, đây là nơi cung cấp sự đa dạng và phong phú của sản phẩm và hàng hóa. Việc này mang đến cho khách hàng sự thoải mái và lựa chọn đa dạng, tăng khả năng họ sẽ quay trở lại mua sắm. Tuy nhiên, quan trọng không chỉ là việc nhập về nhiều hàng mà còn là khả năng trưng bày khoa học. Dưới đây là một số gợi ý bày hàng:
- Sắp xếp hàng hóa theo thương hiệu
- Sắp xếp hàng hóa theo nhu cầu
- Trưng bày hàng thiết yếu, hàng khuyến mãi ra khu vực trung tâm, quầy thanh toán
- Phân loại hàng hóa theo công năng sử dụng
- Sắp xếp hàng hóa theo màu sắc…
Để có được sự ngăn nắp, thuận tiện trong mua sắm và quản lý xuất nhập kho thì giá kệ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các mẫu kệ đa năng, kệ móc treo, kệ siêu thị…với nhiều kiểu dáng và tải trọng lớn sẽ tạo ra một không gian cửa hàng vô cùng chuyên nghiệp. Bên cạnh đó có thể trang bị thêm các phụ kiện: riềm cài giá, lưới chắn, poster, ụ vuông…để khách hàng có thể theo dõi và lựa chọn hàng hóa một cách dễ dàng và thuận tiện.
Xây dựng chương trình bán hàng ưu đãi
Bất kỳ ai cũng yêu thích và ưu tiên lựa chọn những món đồ giảm giá, hàng khuyến mại. Chủ đầu tư hãy lên kế hoạch cho các chương trình khai trương, tri ân khách hàng, ra mắt sản phẩm mới, mua 1 tặng 1…để có thể giảm lượng sản phẩm tồn kho, tăng nhận diện thương hiệu và là cách gây ấn tượng đặc biệt với khách hàng. Họ sẽ theo dõi cửa hàng để có thể cập nhật các chương trình bán hàng ưu đãi một cách kịp thời.
Ngoài ra hiện nay xu hướng bán hàng online cũng được ưa chuộng và mang lại doanh thu khổng lồ. Bạn có thể lập các kênh FB, Zalo, Tiktok, shopee, lazada…để đăng sản phẩm và set lịch chạy quảng cáo cho các kế hoạch giảm giá. Nhờ vào lượng đánh giá, lượt mua sẽ khẳng định thêm độ uy tín cho cửa hàng tạp hóa.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa, lãi đến 2 triệu/ngày
Thiết kế và trưng bày cửa hàng tạp hoá chuyên nghiệp
Chọn kiểu thiết kế hiện đại
Lên ý tưởng và lựa chọn thiết kế vô cùng quan trọng vì nó sẽ quyết định đến không gian trưng bày và bán hàng. Một trong yếu tố dẫn đến sự thành công của các hệ thống siêu thị mini chính là sự đa dạng sản phẩm và trưng bày hàng khoa học.
Bạn có thể tham khảo các mô hình kinh doanh của các thương hiệu lớn hoặc lựa chọn đơn vị uy tín để được tư vấn và setup giá kệ. Nhằm tối ưu trưng bày có thể kết hợp nhiều mẫu kệ khác nhau cùng hệ thống chiếu sáng hài hòa, mang đến một không gian vô cùng chuyên nghiệp. Lối đi cần được đảm bảo để dễ dàng lấy đồ và đi lại.
>>> Tham khảo thêm: 10+ Mẫu thiết kế cửa hàng tạp hóa nhỏ đẹp gây ấn tượng với khách hàng
Dùng kệ bày hàng tạp hoá chuyên dụng
Các hệ thống siêu thị, cửa hàng tự chọn và cửa hàng tạp hóa, bất kể ở đô thị hay nông thôn, đều không thể thiếu hệ thống giá kệ để hàng tạp hóa. Chúng không chỉ đơn giản là phương tiện để bày hàng một cách tiện lợi và an toàn, mà còn được sử dụng như một phần của nội thất để trang trí cửa hàng, tạo nên không gian đẹp và hiện đại.
Ngày nay, giá kệ sắt siêu thị đang là xu hướng phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong các siêu thị và cửa hàng trên toàn quốc. Các thương hiệu nổi tiếng như Miniti Mart, Go!, Vinmart+ … đều ưa chuộng loại kệ này bởi vì nó không chỉ có thiết kế đặc biệt mà còn sở hữu độ bền cao, phù hợp để trưng bày đa dạng các mặt hàng, đồng thời chống ẩm mốc và bảo vệ hàng hóa.
Để đạt được thành công trong kinh doanh ở nông thôn, việc đầu tư vào hệ thống giá kệ phù hợp là quan trọng. Điều này giúp cửa hàng tạp hóa trở nên đẹp và hiện đại hơn, tránh được sự lạc hậu của các cửa hàng truyền thống. Chỉ khi bạn đầu tư đúng đắn vào giá kệ, bạn mới có khả năng duy trì kinh doanh lâu dài và bền vững trong tương lai.
Quá trình lựa chọn giá kệ trưng bày cần phải phù hợp với kích thước cửa hàng và tận dụng không gian một cách hiệu quả. Kết hợp giữa kệ đôi và kệ sát tường có thể giúp tiết kiệm mặt bằng. Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại giá kệ siêu thị đang được ưa chuộng, giúp bạn chọn lựa phù hợp với nhu cầu và phong cách cửa hàng.
Một số mẫu thiết kế cửa hàng tạp hoá nhỏ ở nông thôn
Tại Tập đoàn One Tech chúng tôi cung cấp các mẫu giá kệ chất lượng, độ bền trên 20 năm với nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Ngoài ra với sản phẩm của chúng tôi bạn có thể tiết kiệm chi phí mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hiệu quả. Các mẫu kệ được ưa chuộng nhất của chúng tôi bao gồm:
- Kệ siêu thị lưng lưới
- Kệ siêu thị tôn đục lỗ
- Kệ siêu thị tôn liền
- Kệ khuyến mãi
- Kệ móc treo…
Và còn vô vàn mẫu kệ khác đem tới sự chắc chắn và lưu trữ đa dạng hàng hóa. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tới Hotline 0963 021 077. One Tech hân hạnh được phục vụ quý khách.
Bài viết liên quan: